Công ty cổ phần LICOGI13-FCS là nhà thầu chuyên thi công cọc bằng phương pháp đóng và ép bằng búa và máy ép thuỷ lực Robot tự hành.
Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành xây dựng, Công ty cổ phần LICOGI13-FCS đã và đang thi công rất nhiều công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông và thuỷ lợi đặc biệt là các công trình trọng điểm như: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Nhà ga T1 sân bay Nội bài, Trung tâm hội nghi quốc gia, Nhà máy công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất, Nhà máy giấy An Hoà – Tuyên Quang, Nhà máy bia Hà Tây, Nhà máy xi măng Nghi Sơn, Nhà máy xi măng chinfon – Hải Phòng, Học viện kỹ thuật Quân sự, Dự án phát triển công viên Yên Sở, Nhà máy bia Hà Nội, Khu đô thị mới Bắc An Khánh, Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, Nhà ga hành khách sây bay Vinh, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Nhà máy nhiệt điện Thăng Long – Quảng Ninh,….
Hình 1. Thi công ép cọc tại Nhà máy GE ENERGY Hải Phòng – Tập đoàn GE -USA)
Đặc biệt, Công ty cổ phần LICOGI13–FCS đã được các chủ đầu tư nước ngoài đánh giá cao qua các công trình như: GE Hải phòng (Tập đoàn GE – USA), Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở ( Tập đoàn GAMUDA – Malaysia), Nhà máy GENTHERM Hà Nam (Tập đoàn Gentherm – USA),…
Ưu và nhược điểm:
Cả hai phương pháp này có thể áp dụng cho rất nhiều loại cọc như: Cọc vuông: 200×200, 250×250, 300×300, 400×400, 500×500 và cọc tròn: D300, D350, D400, D450, D500, D600, D700, D800, D1000mm
Hình 2. Thi công đóng cọc tại Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở – Hoàng Mai – Hà Nội (Tập đoàn GAMUDALAND – Malaysia)
Ép cọc bằng máy thuỷ lực Robot: Êm, không gây ra tiếng ồn, Không gây ra chấn động cho các công trình khác, Khả năng kiểm tra chất lượng tốt hơn: từng đoạn cọc được ép thử dưới lực ép và ta xác định được sức chịu tải của cọc qua lực ép cuối cùng, Thi công nhanh, gọn, biết được sơ bộ tải trọng khi ép cọc và giá thành không cao, không ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, máy cần một khoảng không gian nhất định để thi công, không thi công được ở những nơi đường chật hẹp, vướng đường dây điện hoặc phải đi qua đường cống. Vì xe cẩu, thiết bị, vật tư có tải trọng nặng khoảng 100 tấn tải hoạt động trong không gian rộng. Thi công cọc ép cần phải có tài liệu địa chất tại nơi xây dựng để xác định chiều sâu hạ cọc. Các cọc dọc biên thường không thể thi công được, do đó các dự án thường bố trí thêm máy đóng cọc để thi công các cọc đường biên hoặc mở rộng khu vực san lấp để máy ép có thể thi công được .
Đóng cọc dùng búa thuỷ lực hoặc búa diesel: Thi công cơ động, máy có thể đóng được mọi vị trí, kể cả các cọc dọc biên với các góc nghiêng phù hợp theo thiết kế.
Nhược điểm của phương pháp này là khi thi công gây tiếng ồn, mặt đất gần khu vực thi công bị rung, gây ảnh hưởng đến các công trình xung quanh, dầu diezel sẽ bị bắn ra ngoài khi thi công, gây ô nhiễm môi trường, do vậy phương pháp này chỉ nên dung ở các khu vực xa dân cư.
Các bạn có thể tham khảo quy trình thi công qua các video sau:
1. Thi công ép cọc dùng máy ép Robot: https://www.youtube.com/watch?v=pwlI4wC_m5w
2. Thi công đóng cọc dùng búa: https://www.youtube.com/watch?v=1e-rC9x8p-k